Các phiên bản Bộ luật Dân sự (Việt Nam)

Bộ luật Dân sự 1995

Năm 1995, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật Dân sự (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996).

Sau 10 năm thi hành, Bộ luật Dân sự đã có nhiều hạn chế, bất cập như: một số quy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế thị trường, không rõ ràng hay không đầy đủ hoặc còn mang tính hành chính. Nhiều bộ luật mới ra đời có các nội dung liên quan đến Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 nhưng bộ luật này lại không điều chỉnh, sửa đổi dẫn đến mâu thuẫn giữa chúng cũng như chưa có sự tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế.

Bộ luật Dân sự 2005

Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự mới.[6] Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006.

Bộ luật Dân sự 2015

Ngày 24 tháng 11 năm 2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự mới lần 2.[7] Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2017.

So với quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015 có một số điểm mới đáng chú ý như:

Chính thức cho phép chuyển đổi giới tính

Bộ luật Dân sự 2015 quy định, cá nhân chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi.

Quy định cụ thể về lãi suất khi cho vay tiền

Bộ luật này cũng cho phép các bên được thỏa thuận lãi suất vay tài sản trong dân sự, nhưng tối đa không quá 20%/năm của khoản tiền vay.Bộ luật Dân sự 2005 quy định tính theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất nêu trên.

Quy định cụ thể về thời hiệu chia di sản thừa kế

Bộ luật quy định thời hiệu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản; 10 năm với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Quy định cụ thể về thời hiệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết về quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, thay vì 02 năm như quy định hiện hành.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bộ luật Dân sự (Việt Nam) http://www.moj.gov.vn/ http://laws.dongnai.gov.vn/1991_to_2000/1995/19951... http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/hoat-dong-cu... http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201406/an-l... http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/het... http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/v... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/quyen-dan-su/Le... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Ph... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/quyen-dan-su/Ph...